Những công dụng tuyệt vời của cây đinh lăng ít ai ngờ tới.

Lá và rễ của cây đinh lăng thường được sử dụng làm thuốc. Nghiên cứu từ y học hiện đại nhận thấy, rễ của thảo dược này chứa hơn 8 loại saponin, trong đó có nhiều thành phần tương tự nhân sâm. Hiện nay, dược liệu được sử dụng trong bài thuốc bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhược cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, lợi sữa và tăng cường chức năng sinh lý nam.



1. Đặc điểm nhận biết cây đinh lăng.

Đinh lăng là loại thực vật nhỏ, chiều cao khoảng 0.8 – 1.5m, thân nhẵn và không có gai. Lá kép dạng xẻ lông chim 3 lần, không có lá kèm rõ, chiều dài dao động khoảng 20 – 40cm. Phiến lá chét có răng cưa không đều, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.

Hoa mọc thành cụm, hình chùy dài 7 – 18mm và chứa nhiều hoa nhỏ bên trong. Nhị hoa gầy, thường có 5 nhị, 5 tràng và bầu hạt có 2 ngăn. Quả hơi dẹt, bề dày 1mm và dài 3 – 4mm. Mùa hoa quả rơi vào tháng 4 – 7 hằng năm.

Cây đinh lăng được trồng nhiều ở nước ta, thường được sử dụng để làm cảnh hoặc làm rau ăn sống với gỏi cá. Ngoài ra, cây đinh lăng còn phân bố ở miền nam Trung Quốc và Lào. Trước đây, thảo dược này không được sử dụng làm thuốc và chỉ mới được dùng làm dược liệu trong những năm gần đây.


Cây đinh lăng cảnh


2. Tác dụng theo y học cổ truyền.

Rễ có tác dụng bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch được sử dụng để lợi tiểu, làm thuốc bổ và trị cơ thể gầy yếu, suy nhược.

Lá có công năng giải độc, kháng dị ứng được sử dụng để giải độc thức ăn, chữa ho ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt sưng tấy.

Thân và cành đinh lăng được sử dụng để chữa đau lưng và phong tê thấp.


Tìm hiểu thêm về ý nghĩa và tác dụng của Cây cau phú quý.

3. Tác dụng của đinh lăng theo y học hiện đại.

Cây đinh lăng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học. Qua các công trình đã được thực hiện, y học hiện đại nhận thấy thảo dược này đem lại các lợi ích:

- Tăng sức dẻo dai của cơ thể: Thực nghiệm vào năm 1961 cho thấy, nước sắc từ rễ đinh lăng có tác dụng làm sức dẻo dai của cơ thể.

- Tác dụng co mạch: Sử dụng dung dịch nước 1.2 – 1% rễ đinh lăng trên thỏ nhận thấy có tác dụng co mạch tai.

- Tác dụng đối với cơ tim: Thực nghiệm trên ếch nhận thấy, dược liệu có khả năng giảm trương lực cơ tim khiến tim giảm co bóp và ngừng đập.

- Tác dụng hạ áp: Tiêm tĩnh mạch dung dịch cao đinh lăng 100 – 200% với liều 0.5ml/ kg thể trọng vào vành tai nhận thấy huyết áp hạ, tăng biên độ và tần số hô hấp.

- Tác dụng co bóp tử cung nhẹ: Tiêm dung dịch cao đinh lăng 100% với liều 1ml/ kg thể trọng ở đường tĩnh mạch vào vành tai nhận thấy có tác dụng co bóp tử cung nhẹ.

- Tác dụng lợi tiểu: Thí nghiệm trên chuột bạch nhận thấy, dược liệu có tác dụng tăng tiết niệu gần 5 lần khi cho chuột uống 2ml dung dịch đinh lăng 100%/ 100g thể trọng.

- Độc tính: Đinh lăng ít độc tính hơn so với nhân sâm. Khi tiêm phúc mạc ở chuột với liều 32.9g/ kg nhận thấy tim, não, thận và gan của chuột bị tổn thương nặng và dẫn đến tử vong. Trong trường hợp nhiễm độc mãn, đinh lăng có thể gây biến loạn dinh dưỡng gan, thận, tim và gây sung huyết ở ruột, dạ dày, phổi,…

Tìm hiểu thêm công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây đinh lăng tại Cây xanh Trung Nguyên.

Nhận xét